Tại sao da có mụn? Tại sao da sần sùi không đều màu? Và tại sao da bôi kem mãi nhưng không trắng? Đó chính là do chúng ta chưa hiểu rõ về quá trình sừng hóa da, để biết cách chăm sóc da tốt nhất, có hiệu quả nhất. Vậy thì hãy cùng chúng mình tìm hiểu xem cấu tạo làn da và quá trình sừng hóa diễn ra như thế nào để biết mình cần làm gì và làm như thế nào để luôn có làn da khỏe mạnh, mịn màng.
Ngày đăng: 04-03-2022
1,014 lượt xem
Cấu tạo da gồm 3 lớp chính: biểu bì, trung bì và hạ bì. Mỗi ngày, tại lớp biểu bì sẽ có hàng triệu tế bào mới được sản sinh thông qua quá trình phân bào. Tế bào ở lớp đáy biểu bì sẽ được phân chia, biệt hoá và di chuyển dần lên trên tạo thành tế bào hạt -> tế bào gai -> tế bào sừng. Quá trình này diễn ra trong khoảng 14 ngày.
Sau đó, các tế bào sừng sẽ già đi và tiêu biến nhân, trở thành lớp "tế bào chết" trên bề mặt da, có tác dụng như một lớp áo giáp mỏng bảo vệ các tế bào bên dưới. Dần dần, lớp tế bào chết này sẽ được bong tróc ra và nhưỡng chỗ cho lớp áo giáp mới tươi trẻ hơn. Quá trình này kéo dài 14 ngày.
Như vậy, một quá trình sừng hoá tế bào (Cell turnover/Cell cycle) hoàn chỉnh sẽ kéo dài khoảng 28 ngày. Đây là quá trình tái tạo tự nhiên của da, giúp da phục hồi bề mặt tự nhiên sau những tổn thương từ các yếu tố bên ngoài.
Theo tuổi tác hoặc do các yếu tố kích thích bên ngoài, quá trình sừng hóa tế bào sẽ chậm dần lại. Lớp da bề mặt chưa kịp thay mới sẽ gây ra các tình trạng: da dày sừng bí tắc gây mụn, da nhăn lão hoá, da khô, da sạm.
Nếu quá trình sừng hoá diễn ra chậm, lớp sừng sẽ không bong tróc mà tích tụ thành một lớp dày. Hiện tượng này được gọi là quá trình sừng hoá quá độ. Lớp da chết dày và cũ kĩ trên bề mặt sẽ khiến da bị bí tắc, đồng thời khả năng giữ ẩm tự nhiên và khả năng thẩm thấu dưỡng chất đều giảm đi. Da bị dày sừng như vậy sẽ dần suy yếu, bị mụn ẩn, bị khô, bị dầu thiếu ẩm. Vấn đề da bị dày sừng thường xảy ra do lão hoá nội tại, lão hoá do ánh sáng mặt trời, sản phẩm dưỡng không phù hợp hoặc do các sản phẩm bôi chứa corticoid.
Nếu quá trình sừng hoá tế bào diễn ra quá nhanh, lớp sừng hình thành không đầy đủ sẽ dẫn đến khả năng giữ ẩm tự nhiên của da giảm, bề mặt da thô ráp, dễ bị ửng đỏ và yếu ớt, giảm sức đề kháng tự nhiên. Hiện tượng này được gọi là quá trình sừng hoá không hoàn toàn. Nó thường xảy ra với những người làm dụng các sản phẩm đặc trị.
Vì vậy, quá trình sừng hoá tế bào chính là “chìa khoá” để cải thiện nền da. Tất cả các hợp chất đặc trị để trị mụn và chống lão hoá đều có tác động vào quá trình này. Khi bạn điều chỉnh được quá trình sừng hoá tế bào, lớp da trên bề mặt sẽ được thay mới, tạo ra lớp sừng khoẻ mạnh và lớp biểu bì dày hơn. Hệ vi khuẩn kí sinh trên da được giảm thiểu, da bớt bí tắc và lỗ chân lông sẽ được thu nhỏ. Ngoài ra, khả năng giữ ẩm tự nhiên của da cũng sẽ dần phục hồi và không còn phụ thuộc vào sản phẩm dưỡng ẩm bên ngoài nữa. Kết quả là lớp màng bảo vệ tự nhiên của da sẽ hoạt động hiệu quả trở lại, giúp da vừa có khả năng miễn dịch lại vừa đáp ứng tốt hơn với mỹ phẩm, các liệu trình phục hồi da và các yếu tố môi trường bên ngoài, đồng thời da cũng sẽ trở nên đều màu hơn.
Gửi bình luận của bạn